Người dùng Facebook đã cáo buộc công ty đã âm thầm lưu trữ cookie (cookie là một file tạm được tự động tạo ra trong máy tính, mỗi khi người dùng truy cập một trang web nào đó, nó sẽ lưu những thông tin liên quan đến cá nhân người dùng) trên các trình duyệt của họ để theo dõi khi họ truy cập các trang mạng bên ngoài, sau đó bán hồ sơ cá nhân dựa trên lịch sử duyệt web của họ cho các nhà quảng cáo.
Trước đó vào năm 2017, Thẩm phán tòa án địa hạt ở San Jose, California - Edward Davila đã bác bỏ vụ kiện này, bao gồm các khiếu nại theo Đạo luật Wiretap của liên bang, và nói rằng người dùng thiếu lập trường hợp pháp để theo đuổi các yêu cầu bồi thường thiệt hại kinh tế.
Nhưng trong quyết định ngày 9/4, Chánh án Tòa phúc thẩm cho khu vực địa lý thứ 9 của Hoa Kỳ tại San Francisco - Sidney Thomas đã viết cho một hội đồng ba thẩm phán rằng người dùng có một sự kỳ vọng hợp lý về quyền riêng tư và đã cáo buộc đầy đủ về một cuộc xâm phạm rõ ràng về quyền riêng tư của họ.
Hội đồng xét xử cũng cho biết luật California công nhận quyền thu lại lợi nhuận bất chính, bất kể hành vi của bị cáo có gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp hay không.
“Hồ sơ người dùng của Facebook bị cáo buộc tiết lộ sở thích, không thích, mối quan tâm và thói quen của một cá nhân trong một khoảng thời gian đáng kể, mà không cho người dùng cơ hội để kiểm soát hoặc ngăn chặn việc thăm dò trái phép cuộc sống riêng tư của họ”, ông Sidney Thomas viết.
Trích dẫn chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook, ông cũng cho biết các nguyên đơn đã cáo buộc rằng Facebook đã cho rằng dữ liệu người dùng đã đăng xuất sẽ không được thu thập nhưng sau đó vẫn thu thập được.
" alt=""/>Facebook lại đối mặt với vụ kiện về theo dõi người dùngNhững ai chưa từng đọc một tập truyện nào về Harry Potter cũng có thể hiểu và nắm rõ nội dung qua 8 tập phim được phát sóng vào cuối tuần này trên hệ thống truyền hình số HD của VTVcab.
![]() |
“Xuyên suốt bộ truyện là tình mẫu tử cảm động mẹ Harry dành cho con trai, tình bạn bền chặt giữa bộ ba Harry - Ron - Hermione, tình anh em của cặp sinh đôi Fred - George và tình yêu vô điều kiện thầy Snape dành cho người bạn học quá cố. Truyện cũng là bài học về sự kiên trì, đức tính ham học hỏi và lòng dung cảm. Những lý do ấy khiến Harry Potter sống mãi trong lòng độc giả”, đó là chia sẻ của nhà văn J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng thế giới này.
Cũng trong tháng 4 này khi mọi gia đình dành phần lớn thời gian ở nhà và cần nhiều lựa chọn giải trí, VTVcab ưu đãi trên toàn quốc khi khách hàng đăng ký lắp đặt trọn gói dịch vụ truyền hình và Intermet sẽ được trang bị miễn phí đầu thu 4K, miễn phí vật tư, thiết bị Wi-Fi.
Lịch chiếu cụ thể các tập phim Harry Potter:
- Harry Potter và hòn đá phù thủy (Harry Potter and the sorcerer's stone) phát sóng 11h - 10/4/Warner TV/VTVcab
" alt=""/>Đón xem trọn bộ Harry Potter trên tivi tại nhàĐể đảm bảo chất lượng triển khai các nhiệm vụ trong Nghị định 45, Văn phòng Chính phủ vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai ngay một số việc (Ảnh minh họa: baoyenbai.com.vn)
Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (Nghị định 45) được Chính phủ ban hành ngày 8/4/2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5/2020. Nghị định này được đánh giá là một Nghị định quan trọng, một trong những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Theo Văn phòng Chính phủ, việc ban hành Nghị định 45 sẽ thiết lập hành lang pháp lý thống nhất cho việc tổ chức, thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, tạo điều kiện thuận lợi và cắt giảm chi phí cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục hành chính.
Ngày 16/4/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức triển khai ngay các nhiệm vụ được giao tại Nghị định 45. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng triển khai các nhiệm vụ trong Nghị định 45 của Chính phủ.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương được đề nghị chỉ đạo việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử để tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tuân thủ theo quy trình được quy định tại Chương II Nghị định 45.
Trong đó, cần làm rõ trách nhiệm của công chức trong từng quy trình tiếp nhận, giải quyết để phản hồi cho tổ chức, cá nhân, bảo đảm việc phân công khoa học, các nội dung phản hồi chính xác, đúng thời hạn. Rà soát, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trên Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin cấp bộ, cấp tỉnh; các giải pháp xác minh thông tin để bảo đảm mức độ an toàn trong quá trình đăng ký, đăng nhập của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định tại các điều 7, 8 của Nghị định 45.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được đề nghị quy định mẫu kết quả TTHC điện tử (thể thức, kỹ thuật trình bày ở định dạng điện tử) theo thẩm quyền đối với văn bản chuyên ngành để bảo đảm sự thống nhất trên toàn quốc.
Đồng thời, ban hành Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, ngành, địa phương đang còn hiệu lực từ nay đến 31/12/2025, trong đó làm rõ lộ trình theo từng năm và gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, theo dõi.
Công văn của Văn phòng Chính phủ cũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp TTHC trên môi trường điện tử theo đúng các quy định tại Chương III Nghị định 45.
Trong đó, lưu ý trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm kiểm soát TTHC, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình lập danh mục, rà soát, đơn giản hóa, lựa chọn các giải pháp cung cấp TTHC trên môi trường điện tử để việc thực hiện đạt hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, tránh lãng phí.
Văn phòng Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sịnh trong triển khai thực hiện Nghị định 45; tổng hợp, thông tin cho Văn phòng Chính phủ để phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Cũng trong công văn mới gửi các bộ, ngành, địa phương, Văn phòng Chính phủ còn đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp với cơ quan này và Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ trong quá trình xây dựng, triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức giải quyết TTHC đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao từ bản chính hoặc kiểm tra, xác thực kết quả chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Trước đó, ngày 13/4/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 45. Việc triển khai dịch vụ này nhằm hỗ trợ cho chính quyền các cấp trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Vân Anh
" alt=""/>Kiểm soát chặt việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử